Sân bay Điện Biên

Tên tiếng Anh:  Dien Bien Airport
Địa chỉ: Tổ dân phố 10 – Phường Thanh Trường – Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0230.3824411
Fax:  0230.3826060
E-mail: dienbien@vietnamairport.vn
Website: www.dienbienairport.vn
Mã cảng hàng không (code) theo IATA: DIN
Mã cảng hàng không theo ICAO: VVDB
Đường hạ cất cánh (Runway): có 01 đường hạ cất cánh với độ dài là 1.830m; rộng 30m.
Sân đỗ tàu bay (Apron): 12.000m2 với 03 vị trí đỗ
Khả năng tiếp nhận tàu bay: ATR72 và tương đương
Cấp sân bay: 3C
Cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự
Nhà ga hành khách (Passenger Terminal):  Khánh thành năm 2004, diện tích 2.500m2
Năng lực thông qua: 150 hành khách/ giờ cao điểm, 250.000 hành khách/năm
Giờ phục vụ: 5 giờ đến 18 giờ.

 

Toancau Airlines là đại lý cấp 1 được các hãng hàng không bổ nhiệm và ủy quyền bán vé máy bay đi Điện Biên .
Ngày nay nhờ sự phát triển của hệ thống vé điện tử Toancau Airlines bán vé máy bay đi Điện Biên qua điện thoại 0919 302 302 và Tổng đài 1900 1812 thay vì mở đại lý vé máy bay tại Điện Biên .

Cảng hàng không Điện Biên (Sân bay Mường Thanh trước đây) – Vốn là sân bay dã chiến năm 1954 – cứ điểm 206, một căn cứ tiếp vận rất quan trọng nằm trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp.

Cảng hàng không Điện Biên nằm trên địa bàn phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ – Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Điện Biên và miền Tây Bắc của Tổ quốc, là nơi diễn ra trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Cảng hàng không Điện Biên là cầu nối quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội, các miền trong cả nước và bạn bè quốc tế với Điện Biên; giữ vị trí xung yếu trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia.
1. Vị trí địa lý:
Cảng hàng không Điện Biên là Cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, nằm trong lòng chảo Điện Biên Phủ, ở phía Tây Bắc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc. Phía Đông Nam là thành phố Điện Biên, phía Tây là biên giới Việt – Lào.
2. Quá trình phát triển:
Cảng hàng không Điện Biên do thực dân Pháp xây dựng từ thập kỷ 40 thế kỷ 20. Cảng hàng không  Điện Biên lúc đó nằm trong hệ thống cảng hàng không miền núi hẻo lánh hiểm yếu nhằm mục đích chính trị khống chế miền núi Tây Bắc, củng cố sự thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương và mục đích quân sự là chi viện cho tuyến phòng thủ biên giới Bắc Đông Dương.
Cảng hàng không Điện Biên được Pháp phân cấp cấp “C” (Cảng hàng không nhỏ nội địa miền núi). Đường cất hạ cánh ban đầu có kích thước 1.200 x 25m mặt đất cấp phối sỏi sạn chịu được tải trọng máy bay chiến đấu và vận tải nhẹ thời đó như Morane, Potez… tiếp cận hạ cánh bằng mắt theo hiệu tiêu mặt đất. Các công trình phụ trợ của Cảng hàng không hầu như không có gì ngoài đường cất hạ cánh, 01 sân đỗ máy bay nhỏ và các mương thoát nước.
Năm 1958, vận tải hàng không dân dụng chính thức được mở tại sân bay Điện Biên do quân đội đảm nhiệm nhưng các chuyến bay rất ít. Sau đó, Cảng hàng không Điện Biên vẫn giữ được duy trì nhưng hầu như không sử dụng vào khai thác. Năm 1973, chuẩn bị kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Cảng hàng không Điện Biên được khôi phục. Một phần đường cất hạ cánh và sân đỗ được lát bằng ghi sắt. Hệ thống bảo hiểm sườn, đầu và các mương thoát nước được củng cố và tu bổ lại.
Năm 1984, kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tuyến đường bay Hà Nội – Điện Biên bằng máy bay AN24, AK40 được khôi phục. Sau 10 tháng khai thác, do các điều kiện kỹ thuật không cho phép, ngày 30/01/1995 đường bay đã tạm ngưng để sửa chữa đường cất hạ cánh. Sau khi sửa chữa, Cảng hàng không Điện Biên đã hoạt động trở lại, khai thác bằng máy bay ATR72. Do đường bay không ổn định và không thường xuyên nên mức độ đầu tư vào Cảng hàng không Điện Biên còn thấp, chủ yếu tập trung vào những năm gần đây. Từ năm 1990 đến năm 2002, Cảng hàng không Điện Biên được đầu tư 25 – 30 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà ga, đài chỉ huy, hệ thống cấp nước, sân đỗ ô tô, đường cất hạ cánh…..
Từ 2002-2004, được sự quan tâm các cấp các ngành, Cảng hàng không Điện Biên đã liên tục đầu tư xây dựng mới và sửa  chữa các công trình như: Đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hàng không dân dụng, sân đỗ ô tô, các công trình quản lý bay, tháp chỉ huy….
Với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng hàng không Điện Biên  ngày càng phát triển, từng bước xây dựng thành một Cảng hàng không hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại đáp ứng được nhu cầu khai thác sử dụng.
3. Nhà ga hành khách:
Nhà ga hành khách Cảng hàng không Điện Biên được khánh thành năm 2004, được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ khai thác hàng không và phi hàng không, với lưu lượng theo thiết kế khoảng 150 hành khách/giờ cao điểm, 250.000 hành khách/năm. Tổng diện tích đất của nhà ga 1.846m2. Tổng diện tích mặt sàn nhà ga 2.500m2.
– Tầng 1: Dành cho khách đến và làm thủ tục chuyến bay đi: Diện tích:  1700m2; Có 01 quầy dịch vụ căng tin giải khát.
– Tầng 2: Bao gồm khu vực khu vực hạn chế, khu vực cách ly gồm 2 phòng chờ hành khách ra máy bay. Diện tích: 800m2
4. Hoạt động hàng không:
Những ngày đầu mới khôi phục, sân bay Điện Biên hoạt động rất thưa thớt với khoảng 6 lần chuyến/tuần với khoảng trên 10 ngàn hành khách/năm. Năm 1998 nâng lên 10 lần chuyến/tuần với khoảng trên 20 hành khách/năm. Từ năm 2004 trở lại đây hoạt động hàng không nâng lên đều đặn 4 lần chuyến bay thương mại/ngày.
Ngoài phục vụ thương mại, Cảng hàng không Điện Biên còn phục vụ nhiệm vụ chính trị đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay chuyên cơ, ưu tiên, chuyến bay quân sự của cán bộ Đảng, Nhà nước và các khách ngoại giao lên thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên.
Chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, trật tự an toàn trên địa bàn Cảng hàng không được đảm bảo. Sản lượng khai thác năm 2014: Phục vụ 1.532 lần chuyến bay; vận chuyển 81.564 lượt hành khách.
Hiện nay, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietNam Airlines) đang tham gia khai thác đường bay Hà Nội – Điện Biên – Hà Nội với tần suất 4 lần chuyến/ngày.

Viết một bình luận

1900 636 212