Sân bay Phú Quốc

Sân bay quốc tế Phú Quốc hay còn gọi là Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc nằm ở   Xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
•    Tên tiếng Anh:          Phú Quốc International Airport (PQIA)
•    Địa chỉ:                    Xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
•    Điện thoại:               (0773) 3.848.077
•    Fax:                        (0773) 3.846.693
•    Website:                  http://sanbayquocte.com/san-bay-phu-quoc.html
•    AFS:                        VVCTYDYX và VVCTZPZX
•    SITA:                      PQCKLXH
•    Mã cảng hàng không (code):  PQC
•    Đường hạ cất cánh (Runway): dài: 3.000m, rộng 45m, lề đường: 2x15m.
•    Sân đỗ tàu bay (Apron): 33.400 m2 với 8 vị trí đỗ tàu bay, đảm bảo khai thác các loại máy bay A320, A321, B747-400, B777 và tương đương
•    Cấp sân bay: 4C
•    Là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự
•    Nhà ga hành khách (Passenger Terminal ): 24.325 m2;
•    Năng lực thông qua: 2,65 triệu hành khách/năm.
•    Giờ phục vụ: 12/24h và theo yêu cầu.
 Toancau Airlines là đại lý cấp 1 được các hãng hàng không bổ nhiệm và ủy quyền bán vé máy bay đi Phú Quốc .
Ngày nay nhờ sự phát triển của hệ thống vé điện tử Toancau Airlines bán vé máy bay đi Phú Quốc qua điện thoại 0919 302 302 và Tổng đài 1900 1812 thay vì mở đại lý vé máy bay tại Phú Quốc .
Phú Quốc – Hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cùng với 22 đảo nhỏ ở xung quanh tạo thành huyện đảo Phú Quốc, trực thuộc tỉnh Kiên Giang, diện tích khoảng 593 km2, Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan cách thành phố Rạch Giá 120km, cách Thị xã Hà Tiên 45km, Phú Quốc là huyện đảo có diện tích và dân số lớn nhất trong 12 huyện đảo của nước ta, diện tích tương đương Singapore, có tiềm năng và lợi thế phát triển rất đa dạng.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là cửa ngõ thông thương của đảo ngọc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có vai trò quan trọng trong việc phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời là trung tâm giao thương với các vùng trong nước, khu vực và quốc tế.
 1. Vị trí:
Cảng hàng không Quốc tế  Phú Quốc nằm ở phía Nam của đảo Phú Quốc, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 10km về phía Bắc. Phía Bắc giáp ấp Suối Mây, phía Nam sân bay giáp ấp Dương Tơ, phía Đông giáp xã Hàm Ninh, phía Tây giáp với bờ biển (cách khoảng 900m).
Điểm quy chiếu sân bay là giao điểm của trục tim đường CHC 10/28 và trục tìm đường lăn vào sân đậu tầu bay, có tọa độ địa lý : 10º11’11’’N – 103º59’35″E (Theo hệ tọa độ WGS-84), mức cao 4m.
–         Múi giờ : +07
–         Độ lệch từ tại khu vực sân bay : 0º
–         Mức cao sân bay : 11.4m ( so với mực nước biển trung bình – MSL).
–         Mức cao đầu đường CHC 10 : 3m (MSL)
–         Mức cao đầu đường CHC 28 : 11.4m (MSL)
–         Mức cao đầu đường CHC 28 dịch chuyển : 7,4m ( MSL)
–         Địa danh theo ký hiệu 4 chữ cái của ICAO và IATA : VVPQ và PQC
2. Quá trình phát triển:
Cảng hàng không Phú Quốc cũ được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc, vận chuyển chủ yếu máy bay DC3 với sức chứa 32 ghế, sau đó được khai thác tiếp tục trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm chiếm Miền Nam. Cảng hàng không trải qua quá trình nâng cấp vào năm 1983 từ 996m thành 1496m, có thể đáp ứng những máy bay tầm lớn hơn. Nhà ga và một số công trình phục vụ được xây dựng vào năm 1994-1995.
Năm 2003 cũng có một dự án đầu tư 1.200 tỷ đồng nâng cấp sân bay Phú Quốc, bao gồm kéo dài đường băng lên 3.000 m, xây dựng sân đậu máy bay, lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu để nâng công suất của sân bay này từ hơn 100.000 lên 1-2 triệu hành khách/năm. Sau khi nâng cấp, sân bay có thể tiếp nhận máy bay cỡ trung. Dự kiến ban đầu nếu được thông qua sẽ khởi công dự án vào năm 2004. Tuy nhiên dự án này không được tiến hành mà được thay thế bằng dự án xây dựng sân bay mới là Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện là Cảng hàng không quốc tế đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư bằng 100% nguồn vốn của doanh nghiệp (trước đây là Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) được khánh thành và đưa vào khai thác từ ngày 15/12/2012, với cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay hiện đại như Boeing 777, Boeing 747 – 400 và tương đương.
Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc luôn duy trì tốc độ phát triển cao và ổn định. Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã đạt sản lượng trên 1 triệu lượt hành khách, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư của huyện đảo Phú Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực phía nam Tổ quốc.
3. Nhà ga hành khách:
Nhà ga hành khách được thiết kế với mô hình nhà ga 02 cao trình đi và đến tách biệt. Hoạt động khai thác của nhà ga kết nối giữa giao thông từ khu vực công cộng phía trước nhà ga và khu vực hành lang đến các phòng chờ bay tạo luồng di chuyển hành khách một chiều có công suất cao.
Với mục tiêu tạo được dây chuyền mạch lạc rõ ràng nhằm tăng tối đa sự thoải mái và tiện lợi cho hành khách, hai khu vực chức năng của nhà ga được bố trí tách biệt nhau và ở về hai phía của mặt bằng nhà ga. Nhà ga quốc tế được bố trí ở nửa phía đông và nửa phía tây còn lại bố trí nhà ga trong nước.  Các khu vực chức năng phục vụ hành khách đến được bố trí hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu khai thác, an ninh, an toàn.
Ga quốc tế có diện tích: đi 5.433 m2, đến 6.097 m2; Ga nội địa có diện tích: đi 4.716 m2, đến 4.625 m2; 36 quầy làm thủ tục checkin cho hành khách (18 quốc tế, 18 nội địa); 10 máy soi chiếu an ninh (06 quốc tế, 04 nội địa); 03 băng chuyền hành lý đến ( 01 quốc tế, 02 nội địa).
4. Hoạt động hàng không:
Hiện nay, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đang có các đường bay đi/đến do các hãng hàng không sau đây đang khai thác:
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam –  Vietnam Airlines (VNA):
  • Đường bay TPHCM – Phú Quốc – TPHCM: 10 lần chuyến/ngày.
  • Đường bay Phú Quốc – Cần Thơ – Phú Quốc: 2 lần chuyến/ngày.
  • Đường bay Phú Quốc – Rạch Giá – TPHCM: 2 lần chuyến/ngày.
  • Đường bay TPHCM – Rạch Giá – Phú Quốc: 2 lần chuyến/ngày.
  • Đường bay Hà Nội – Phú Quốc – Hà Nội: 4 lần chuyến/ngày
  • Đường bay Singapore  – Phú Quốc – Singapore: 4 lần chuyến/tuần
  • Đường bay SiemRiep  – Phú Quốc – SiemRiep: 6 lần chuyến/tuần
Hãng hàng không VietJet Air:
  • Đường bay Hà Nội – Phú Quốc – Hà Nội: 2 lần chuyến/ngày.
  • Đường bay TPHCM – Phú Quốc – TPHCM: 6 lần chuyến/ngày.
Hãng hàng không Jetstar Pacific:
  • Đường bay TPHCM – Phú Quốc – TPHCM: 6 lần chuyến/ngày.
Hãng hàng không IKAR:
  • Đường bay Nga – Phú Quốc – Cam Ranh: 4 lần chuyến/tuần.
  • Đường bay Cam Ranh – Phú Quốc – Nga: 4 lần chuyến/tuần
Hãng hàng không Norwind:
  • Đường bay Nga – Phú Quốc – Cam Ranh: 2 lần chuyến/tuần.
  • Đường bay Cam Ranh – Phú Quốc – Nga: 2 lần chuyến/tuần

Tham khảo bảng giờ bay đến Phú Quốc ngày 20/12/2015

Giờ đến Phú Quốc của các hãng hàng không
Giờ đến Phú Quốc của các hãng hàng không

Phú Quốc được ưu tiên các vùng tự do mậu dịch hay mậu dịch tại cửa khẩu để thu hút đầu tư nước ngoài, áp dụng cơ chế thông thoáng về xuất nhập cảnh. Cụ thể như chế độ cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu cho các nhà đầu tư, kinh doanh, khách du lịch nước ngoài; miễn thị thực 15 ngày đối với khách nước ngoài.

Giới chức lãnh đạo Cục hàng không cho biết Việt Nam đang phát triển thị trường vận tải hàng không theo hướng tự do hóa, khuyến khích các hãng hàng không nước ngoài khai thác đường bay đến Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh trong nước. Một số cơ chế được áp dụng như cơ chế giảm giá thích hợp cho các hãng hàng không khai thác mới và các dịch vụ.

Viết một bình luận

1900 636 212