Sân bay Vinh

  • Tên tiếng Anh: Vinh airport – VIA
  • Địa chỉ:            Xã Nghi Liên – Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An – Việt Nam.

 

Điện thoại:       (038) 3851476

 

Fax:                 (038) 3851888.

 

Website: vinhairport.vn/portal

 

ICAO:               VVVH

 

IATA:                 VII

 

Đường hạ cất cánh (Runway): 01đường cất hạ cánh với độ dài là 2.400m; rộng 45m.

 

Sân đỗ tàu bay (Apron): 38.438 m2, 7 vị trí đỗ khai thác các loại máy bay ATR-72, Fokker70, A320, A321, B737-400 và tương đương

 

Cấp sân bay: 4C

 

Là cảng hàng không dân dụng kết hợp hoạt động bay quân sự

 

Nhà ga hành khách (Passenger Terminal): 11.706m2

 

Năng lực thông qua: 2 triệu hành khách/năm

Toancau Airlines là đại lý cấp 1 được các hãng hàng không bổ nhiệm và ủy quyền bán vé máy bay đi Vinh .
Ngày nay nhờ sự phát triển của hệ thống vé điện tử Toancau Airlines bán vé máy bay đi Hải Phòng qua điện thoại 0919 302 302 và Tổng đài 1900 1812 thay vì mở đại lý vé máy bay tại Vinh .
1. Vị trí địa lý:
Cảng hàng không Vinh nằm trong địa giới hành chính thuộc xã Nghi Liên thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An. Phía Bắc giáp xã Nghi Trung và Nghi Trường; Phía Nam giáp xã Nghi Phú; phía Đông giáp xã Nghi Ân; phía Tây giáp xã Nghi Liên và đuờng quốc lộ 1A xuyên Quốc gia, cạnh đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam, cách bãi biển Cửa Lò 14km.
Nghệ An vùng đất Hồng Lam địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hoá và cách mạng, quê hương Xô Viết anh hùng, nơi sinh thành nhiều bậc danh nhân hào kiệt, quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá của nhân loại.
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, thương mại của khu vực Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu văn hoá, du lịch, trong và ngoài nước. Cảng hàng không Vinh là cầu nối quê hương Bác Hồ với các thành phố lớn trong cả nước, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay nội địa của cả nước và giữ vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia.
2. Quá trình hình thành và phát triển:
Cảng hàng không Vinh do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1937 với đường cất hạ cánh 1400 m x 30m bằng đất và một số công trình phụ trợ khác, là Cảng hàng không dân dụng nội địa cấp C.
Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, Cảng hàng không Vinh là sân bay dã chiến của Không quân Việt Nam do Bộ Quốc phòng quản lý.
Sau năm 1975, Cảng hàng không Vinh được cải tạo lát ghi sắt và năm 1978 bắt đầu khai thác tuyến bay thương mại Hà Nội – Vinh – Huế và ngược lại.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ giao thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam và trực tiếp là Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, từ năm 1994, Cảng hàng không Vinh được cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 2174m x 30 m, xây dựng nhà ga mới và các công trình phụ trợ không vận đảm bảo Cảng hàng không Vinh tái hoạt động từ tháng 1/1995 phục vụ khai thác vận chuyển thương mại hành khách bằng loại máy bay ATR 72 và tương đương trên đường bay Hà Nội – Vinh – Đà nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại với tần suất bay 12 lượt chuyến/tuần.
Năm 2003, Cảng hàng không Vinh tiếp tục được đầu tư kéo dài đường cất hạ cánh 2400m x 45m và xây dựng mới nhà ga, hệ thống đường lăn, sân đỗ, các công trình quản lý bay, đài chỉ huy, dẫn đường… đạt tiêu chuẩn cấp sân bay 4C tiếp nhận các loại máy bay A320, A321, Boing 737-400 và tương đương hạ cất cánh an toàn và thực hiện khai thác thương mại trên đường bay Vinh – Thành phố Hồ Chí Minh – Vinh bắt đầu từ 10/1/2004.
Ngày 29/01/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 347/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Vinh thành Cảng hàng không quốc tế giai đoạn đến năm 2030 và định hướng sau năm 2030.
Theo đó, nội dung quy hoạch điều chỉnh bao gồm: Cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I (sân bay dùng chung giữa hàng không dân dụng và quân sự)); vai trò chức năng trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc: Cảng hàng không quốc tế, đóng vai trò kết nối đường hàng không vùng Bắc Trung Bộ và tỉnh Nghệ An với các địa phương trong cả nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Mục tiêu quy hoạch đến giai đoạn năm 2020 với công suất 2,5 triệu hành khách/năm; 9 vị trí đỗ máy bay; loại máy bay khai thác là A321 và tương đương; phương thức tiếp cận hạ cánh là tiếp cận chính xác.
3. Nhà ga hành khách:
Dự án Nhà ga hành khách – Cảng hàng không Vinh do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư được khánh thành và đưa vào khai thác ngày 31/01/2015 với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng, trích từ Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty.
Nhà ga hành khách được đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ga có kiến trúc hiện đại, công nghệ cao, phát huy đặc thù văn hóa của địa phương với ý tưởng mô phỏng hình tượng đóa hoa sen và lá sen. Đây là công trình kiến trúc biểu tượng của tỉnh Nghệ An.
Nhà ga hành khách được thiết kế theo mô hình 02 cao trình đi và đến tách biệt,  tổng diện tích sàn 11.706 m2, 04 cửa ra máy bay, đáp ứng 1.000 hành khách giờ cao điểm, công suất khai thác 2 triệu hành khách/năm.
Nhà ga có 2 tầng, trong đó tầng 1 sử dụng phục vụ hành khách đến, tầng 2 sử dụng phục vụ hành khách đi. Nhà ga được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiện nghi tiến tiến gồm: 28 quầy làm thủ tục hàng không, 02 băng chuyền hành lý đi, 02 băng chuyền hành lý đến, 04 thang máy; trang bị đầy đủ hệ thống camera quan sát và màn hình, cổng từ, máy soi chiếu an ninh, máy soi chiếu hành lý xách tay, máy soi hành lý ký gửi; hệ thống báo cháy tự động; phòng khách VIP, phòng chờ hạng thương gia; khu dịch vụ thương mại; các dịch vụ tiện ích phục vụ hành khách đi máy bay; dịch vụ hỗ trợ cho người khuyết tật, người già, người gặp khó khăn trong việc di chuyển…
4. Hoạt động hàng không:
Cảng hàng không Vinh hiện có các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific Airlines đang khai thác các đường bay trong nước và 1 đường bay Vinh – Vientiane (Lào) do Vietnam Airlines khai thác.
Trong những năm qua, hoạt động hàng không dân dụng qua Cảng hàng không Vinh phát triển mạnh. Năm 2014, Cảng hàng không Vinh đã phục vụ 1,214 triệu lượt hành khách, tăng 33,2% so với năm 2013; vận chuyển 2.900 tấn hàng hóa – bưu kiện, tăng 93,2%; sản lượng cất hạ cánh đạt 8.756 lượt chuyến, tăng 25,2% so với năm 2013.

Viết một bình luận

1900 636 212