Tên tiếng Anh: Lien Khuong Airport (DLI)
Địa chỉ: Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: (063) 3843373; (063) 3843802
Fax: (063) 3843500;
Website: lienkhuongairport.vn
AFTN: VVDLYDYX
SITA: DLIKL
Mã cảng hàng không (code): DLI
Đường hạ cất cánh (Runway): đường cất, hạ cánh 09-27 với độ dài 3.250m; rộng 45m.
Sân đỗ tàu bay: 08 vị trí đỗ, trong đó: 06 vị trí đỗ cho loại tàu bay A320, A321, B737 và tương đương ; 02 vị trí đỗ cho loại tàu bay ATR 72 và tương đương.
Cấp sân bay: Cấp 4D
Là cảng hàng không dân dụng kết hợp hoạt động bay quân sự
Nhà ga hành khách (Passenger Terminal) : 12.400m2
Năng lực thông qua: 2 triệu hành khách/năm
Giờ phục vụ: 24 /24h.
Ngày nay nhờ sự phát triển của hệ thống vé điện tử Toancau Airlines bán vé máy bay đi Lâm Đồng qua điện thoại 0919 302 302 và Tổng đài 1900 1812 thay vì mở đại lý vé máy bay tại Lâm Đồng .
Cảng hàng không Liên Khương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Nam Tây Nguyên nói chung – một trong những trung tâm du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng lớn của cả nước và quốc tế, nơi cung cấp rau, hoa quả của quốc gia.
Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20 – 21 độ; với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực; trong tương lai đây sẽ là một thương cảng xuất khẩu hoa, rau quả tươi và các sản phẩm nông, lâm nghiệp của vùng Nam duyên hải và Tây Nguyên.
- Vị trí:
Cảng hàng không Liên Khương có diện tích 337,1ha, nằm trên địa bàn huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng.
Cảng hàng không Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km về phía Nam theo quốc lộ 20; cách thành phố Bảo Lộc 90km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 270km theo quốc lộ 20; cách thành phố Buôn Ma Thuột 160km và cách thành phố Nha Trang 200km theo quốc lộ 27.
– Đường cao tốc nối từ ngã ba Liên Khương đến thành phố Đà Lạt dài 27km.
– Tọa độ điểm quy chiếu sân bay: 11o 45’12.175’’N – 108o 22’04.874’’E (hệ tọa độ WGS-84).
– Mức cao điểm quy chiếu: 953,96m so với mực nước biển.
- Quá trình phát triển:
Cảng hàng không Liên Khương do thực dân Pháp xây dựng năm 1933 và lấy tên gọi là Liên Khàng, với đường băng bằng đất dài 700m, chủ yếu là phục vụ cho mục đích quân sự.
Năm 1956, sân bay Liên Khương được tu sửa cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ga mới để phục vụ cho hoạt động quân sự và dân sự, đồng thời đổi tên thành sân bay Liên Khương.
Năm 1964 sân bay được nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng sân bay với đường cất hạ cánh bằng nhựa dài 1.480m, rộng 37m, sân đậu máy bay với diện tích 23.100m2 có sức chứa 5 máy bay.
Năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản và sử dụng sân bay cho mục đích quân sự, an ninh quốc phòng và kinh tế quốc dân. Đường bay chủ yếu là TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh với các loại máy bay chủ yếu là DC3, DC4, DC6, AN24, AN26.
Năm 1997, sân bay Liên Khương được Cụm cảng hàng không miền Nam nâng cấp kéo dài đường cất hạ cánh từ 1.480m lên 2.354m đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 3C (theo tiêu chuẩn của ICAO). Sân bay Liên Khương được đổi tên thành Cảng hàng không Liên Khương.
Năm 2002, Cụm cảng hàng không miền Nam (nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) tiếp tục nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương thành Cảng hàng không hiện đại với tiêu chuẩn sân bay cấp 4D có thể tiếp thu các loại máy bay lớn như A320, A321, B737, B767 và các loại máy bay tầm trung tương đương cất, hạ cánh.
Cuối tháng 12 năm 2009, nhà ga mới Cảng hàng không Liên Khương chính thức được đưa vào khai thác – trở thành một Cảng hàng không quốc nội có đường bay quốc tế đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4D, sẵn sàng kết nối thành phố du lịch Đà Lạt với các tỉnh, thành phố trong nước cũng như các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Cảng hàng không Liên Khương được đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO cho loại sân bay cấp 4D như: hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến điện đất đối không, điểm đối điểm, hệ thống liên lạc hữu tuyến; các đài dẫn đường máy bay, các trạm điện và hệ thống đèn đường hạ cất cánh, đèn đường lăn, sân đỗ… có thể cung cấp các dịch vụ mặt đất hàng không 24/24 giờ; Hệ thống đèn tín hiệu, đèn đường băng, hệ thống đèn đường lăn, sân đậu; Hệ thống sơn tín hiệu đường băng, đường lăn, sân đậu được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của ICAO. Hệ thống các trạm cấp điện T1, T2, T3 công suất lớn; Đài dẫn đường máy bay NDB; Đài DVOR/DME; Hệ thống thông tin liên lạc: Đất đối không: máy vô tuyến điện VHF, điểm đối điểm: các máy VHF (máy bộ đàm); máy đơn biên: SSB; hệ thống AFTN truyền dữ liệu; hệ thống AIS; hệ thống mạng thông tin hữu tuyến (điện thoại); Hệ thống quan trắc khí tượng tự động SUTON.
Các trang thiết bị phục vụ mặt đất của Cảng HK Liên Khương hiện có gồm: Xe cấp điện máy bay: 01 xe; Máy phát điện khởi động MB: 01 máy; Xe cấp khí khởi động tàu bay: 01 xe; Xe vệ sinh tàu bay: 01 xe; Xe đầu kéo: 03 xe; Xe băng chuyền hành lý tự hành: 03 xe; Xe xúc nâng 5 tấn Komatsu: 01 xe; Xe nâng hàng 7 tấn: 01 xe; Xe nâng hàng 3.5 tấn Airmarel: 01 xe; Xe nâng hành khách tàn tật: 01 xe; Xe thang hành khách tự hành: 03 xe; Xe thang nâng tự hành 20m: 01 xe; Xe cứu hỏa: 02 xe; Xe Toyota Hiace cứu thưong: 01 xe; Xe Samco 46 chỗ: 02 xe; Xe ô tô khách Hyundai County 29 chỗ: 01 xe; Xe tải nhẹ Mitsubishi Canter 2 tấn: 01 xe; Xe ôtô bán tải Mitsubishi triton: 01 xe; Dolly 10feet: 15 xe; Xe baggage 2 tấn: 02 xe, Xe Fortuner 7 chỗ : 01 xe….
- Nhà ga hành khách:
Lấy ý tưởng từ đóa hoa dã quỳ – loài hoa có sắc vàng kiêu hãnh và sức sống mãnh liệt, cũng là loài hoa đặc trưng của vùng núi cao nguyên Đà Lạt. Công trình kiến trúc nhà ga Cảng hàng không Liên Khương mang một nét riêng của vùng cao nguyên Di Linh, tạo cảm giác hiện đại nhưng nhẹ nhàng và bay bổng. Tấm mái lợp sử dụng màu vàng thật của cánh hoa dã quỳ nên hành khách từ trên máy bay có thể nhìn thấy nhà ga như một đóa hoa quỳ nở vàng rực rỡ. Bao bọc xung quanh sân bay là những rừng hoa dã quỳ trải dài.
Nhà ga hành khách Cảng hàng không Liên Khương có diện tích 12.400 m2, gồm 2 tầng bao gồm ga quốc tế và quốc nội, được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến. Công suất thiết kế 1,5 – 2 triệu hành khách/năm, có thể đảm bảo phục vụ hơn 800 hành khách/giờ cao điểm.
Tầng trệt bao gồm: Sảnh đến phía trước, khu phục vụ hành khách đến, khu xử lý hành lý nội địa và quốc tế, phòng chờ lấy hành lý, các phòng chức năng, các phòng kỹ thuật, khu giải khát, dịch vụ, vệ sinh, vườn cảnh ở vị trí thông tầng, hành lang phía sau.
Tầng 2 bao gồm: Sảnh đi phía trước gắn liền với cầu cạn, khu vực làm thủ tục Check- in, phòng chờ ra máy bay, phòng VIP-C, hành lang, các phòng chức năng, phòng làm việc, phòng kỹ thuật, phòng hút thuốc, khu vực giải khát dịch vụ, khu vệ sinh.
- Hoạt động hàng không:
Cảng hàng không Liên Khương hiện có 3 hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jestar Pacific) đang khai thác các chuyến bay thường lệ đi/đến Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.
Trong đó, Vietnam Airlines có các đường bay TP.Hồ Chí Minh – Đà Lạt – TP.Hồ Chí Minh; Đà Nẵng – Đà Lạt – Đà Nẵng; Hà Nội – Đà Lạt – Hà Nội. Vietjet Air có các đường bay TP.Hồ Chí Minh – Đà Lạt – TP.Hồ Chí Minh; Vinh – Đà Lạt – Vinh; Hà Nội – Đà Lạt – Hà Nội. Jetstar Pacific có đường bay Hà Nội – Đà Lạt – Hà Nội.
Tổng số chuyến bay cất hạ cánh mỗi ngày tại Cảng hàng không Liên Khương khoảng 20 lần/chuyến. Ngày lễ hoặc mùa cao điểm, các hãng hàng không sẽ có kế hoạch tăng chuyến lên đế 24 lần/chuyến bay mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.
Trong 10 năm qua, Cảng hàng không Liên Khương đạt tốc độ tăng trưởng hành khách bình quân 15 %/năm. Năm 2014, sản lượng hàng khách thông qua cảng đạt 675.607 hành khách, tăng 32,5% so với năm 2013, sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 2.421 tấn, tăng 17% so với năm 2013.